Nha hang tokori

Hotline  Hotline:  0888.000.105
tieng viet English
gio hang  Giỏ hàng(trống)
Búp bê truyền thống của Nhật Bản!
Home > TIN TỨC > Tin tức sự kiện>
 Búp bê truyền thống của Nhật Bản!

    Búp bê và tượng búp bê từ lâu đã cực kì phổ biến ở Nhật Bản, dù nhiều người tin rằng, chúng không còn cạnh tranh nổi với hiện tượng anime và manga hiện đại. Đã nhiều thế kỉ đi qua cùng với sự sáng tạo và hoàn chỉnh hơn, búp bê truyền thống Nhật Bản ngày càng đi sâu vào lòng người dân xứ sở hoa anh đào và trở thành những tác phẩm nghệ thuật đáng nhớ. Hôm nay, các bạn hãy cùng Tokori BBQ đi tìm hiểu lịch sử, phân loại và đặc tính của búp bê Nhật Bản nhé.

            1. だるま人形 (Daruma Ningyō)

    Là búp bê hình chỏm cầu với thân đỏ và mặt trắng, mắt không có con ngươi. Chúng tượng trưng cho Bodhiharma, người Đông Ấn đã tìm ra Đạo Thiền khoảng 1500 năm về trước và theo truyền thuyết, thân thể những người này trở nên khô héo sau một quá trình ngồi thiền dài đằng đẵng.

     Búp bê Daruma được cho rằng đem lại may mắn, giàu sang và thỏa mãn các thành tựu. Thường thì búp bê daruma không có mắt. Một mắt thì nhắm lại như thể đang nguyện ước, một mắt mở ra khi lời nguyện ước trở thành hiện thực. Những lời nguyện ước ấy có thể kéo dài từ năm này sang năm khác nhưng người Nhật thường thực hiện nó vào ngày đầu năm mới.

          2.  ひな人形 (Hina Ningyō)   

Búp bê Hina là búp bê dùng trong lễ hội được tổ chức vào ngày 3/3 hàng năm. Ngày nay, búp bê Hina được làm với nhiều chất liệu khác nhau nhưng búp bê Hina truyền thống phải được làm bằng gỗ hoặc bằng vải độn rơm, có thân tựa hình kim tự tháp với trang phục gồm nhiều lớp lang rất cầu kỳ. Một bộ búp bê Hina thường phải có ít nhất 15 con đại diện cho những nhân vật đa dạng, trong đó sẽ có ít nhất một cặp búp bê nam và nữ tượng trưng cho Nhật hoàng và Hoàng hậu.

              3.  武者人形 (Musha Ningyō)

    Búp bê Musha đã cực kì phổ biến từ thế kỉ 17. Búp bê mặc áo giáp đen, có đội mũ, đeo vũ khí này là đại diện cho những chiến binh thời chiến, gợi nhớ lại phần nào lịch sử vàng son của võ thuật Nhât Bản. Gần đây, các nghệ nhân Nhật Bản đã tạo gương mặt búp bê Musha có nét ngây thở, bụi bẫm của một bé trai thay vì hình ảnh chiến binh oai hùng như trước. Búp bê được làm cùng chất liệu với búp bê Hina.

Như búp bê Hina đồng hành với ngày lễ hội cho các bé gái, búp bê Musha không thể thiếu vào ngày hội bé trai – ngày 5 tháng Năm ở Nhật Bản.

 

       4. 木目込み人形 (Kimekomi Ningyō)

Bạn có thích những con búp bê gỗ được chế tác tinh xảo không? Quay cột mốc thời gian về những năm 1700, những nghệ nhân tay nghề khéo léo đã đẽo gọt ra búp bê Kimekomi từ những miếng gỗ vô cùng tỉ mỉ với nét đặc trưng rất riêng. Với nơi khai sinh là đền Kami Kamo ở Kyoto, búp bê Kimekomi vừa được làm xong là nổi tiếng ngay. Khoác lên những bộ cánh đẹp, đa dạng màu sắc và kiểu cách, búp bê Kimekomi là một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo vì những nếp gấp của vải hoàn toàn che lấp phần thô của gỗ. 

Ngoài ra, búp bê cũng được đẽo gọt, khắc họa sống động những hình ảnh đa dạng, từ người đến động vật. Búp bê Kimekomi thường là hình ảnh tượng trưng cho các cô gái Nhật thời xưa, dịu dàng, nữ tính, kín đáo trong bộ kimono truyền thống.

5. こけし人形 (Kokeshi Ningyō)

    Kokeshi là búp bê được làm từ gỗ, đa số các búp bê Kokeshi không có tay lẫn chân, chỉ có một cái đầu lớn và cơ thể hình trụ và mang hình dạng cô gái nhỏ. Ra đời cách đây 150 năm bởi người dân ở phía bắc đảo Honshu, Kokeshi vốn là đồ chơi cho con em nhà nông.

    Tuy nhiên, đến nay Kokeshi đã trở thành món hàng mỹ nghệ nổi tiếng bậc nhất tại Nhật, nó thường được khách du lịch chọn mua làm đồ lưu niệm mỗi khi tới đất nước mặt trời mọc này.

        6. てるてる坊主人形 (Teru Teru Bōzu Ningyō)

    Là một loại búp bê làm bằng giấy hoặc vải trắng. Nó được xem như một loại bùa có khả năng mang lại thời tiết tốt và làm cho trời mưa tạnh. Trẻ em Nhật Bản thường treo nó lên để cầu nguyện thời tiết tốt cho hôm sau. 

    Ngày nay, trẻ em Nhật Bản làm Teru bouzu bằng khăn giấy hoặc vải bông và treo chúng lên của sổ để cầu một ngày nắng tốt, thường là trước buổi cắm trại. Nếu treo ngược xuống (đầu hướng xuống đất) thì nó có nghĩa là cầu mưa.

        7. 文楽の人形 (Bunraku no ningyō)

    Rối Bunraku sẽ làm đầu bạn liên tưởng ngay đến sự biến hóa đa dạng và vẻ hào nhoáng. Loại búp bê này có nguồn gốc từ Osaka từ những năm 1680, dùng trong sân khấu kịch nghệ hiện đại. Búp bê được đẽo gọt tinh vi, cẩn thận từ gỗ và sơn bằng tay và vì thiết kế cực kì công phu, phức tạp, tay chân và đầu búp bê phải do nghệ nhân giàu kinh nghiệm đảm nhận. 

    Chính vì thế, rối Bunraku sẽ có một màn biến hóa, chuyển đổi từ mặt người sang mặt quỉ chỉ trong một vở kịch vô cùng ngạc nhiên. Những người điều khiển rối sẽ chịu trách nhiệm khâu thiết kế, tạo thân rối và trang phục – một sự kết hợp hài hòa giúp những con rối thêm sức sống hơn.

 



    Các Tin khác
  + Tokori Japanese BBQ - Nơi thưởng thức đại tiệc lẩu nướng chuẩn Nhật (28/07/2022)
  + Nghịch lý ở Nhật: nhà hàng càng ngon thì đầu bếp mới là thượng đế chứ không phải khách hàng (10/10/2017)
  + Sự khác nhau giữa rượu sake và shochu Nhật Bản (05/10/2017)
  + Văn hóa cơm hộp Bento của người Nhật Bản (01/09/2017)
  + Mùa thu và những món ăn ở Nhật (25/08/2017)
  + Xoài, dâu tây, nhót Nhật Bản giá cao ngất ngưởng vẫn không có để bán (26/07/2017)
  + Lễ Hội Tanabata – Ngày Lễ Thất Tịch Ở Nhật Bản (07/07/2017)
  + Bí quyết sống thọ của người Nhật là uống thứ nước này mỗi ngày (03/07/2017)
  + Công nghệ đánh bắt cá ngừ Nhật Bản (07/06/2017)
  + Nghệ thuật chứng minh không có gì là không thể thu nhỏ (30/05/2017)
  + Độc đáo các món ăn từ hoa anh đào của Nhật Bản (24/05/2017)
  + Ý nghĩa Kỷ niệm ngày cưới qua các năm (22/05/2017)
  + 10 gia vị cơ bản để nấu món ăn Nhật Bản. (22/05/2017)
  + Tempura (Món chiên xù) (18/05/2017)
  + Những nguyên tắc trên bàn ăn của người Nhật (17/05/2017)
  + Chim Hạc – biểu tượng văn hóa Nhật Bản (16/05/2017)
  + CHAWANMUSHI – MÓN TRỨNG HẤP “KÌ DIỆU” CỦA NGƯỜI NHẬT (15/05/2017)
  + Tảo bẹ Nhật Bản kombu - Vị ngọt tự nhiên (12/05/2017)
  + Dorayaki - khám phá hương vị bánh rán khác biệt đến từ Nhật Bản! (28/04/2017)
  + Người Nhật nghỉ lễ vào những ngày nào trong năm? (28/04/2017)

 

TOKORI

CN 1:  105 Ngô Quyền, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
CN 2: 577 Nguyễn Thị Thập, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

TELEPHONE: 0888.000.105/0888.000.106 - EMAIL: info@tokori.vn

GIỜ MỞ CỬA : MỌI NGÀY TRONG TUẦN TỪ 17:00 PM - 22:00 PM

 

 

Thanh toan
Hotline/Zalo
0888.000.105
© Copyright 2007 - 2024 All rights reserved.   Thiết kế website Đang Online: 2 Hôm nay: 1 Trong tuần: 151 Trong tháng: 523    Tổng: 353628