Nha hang tokori

Hotline  Hotline:  0888.000.105
tieng viet English
gio hang  Giỏ hàng(trống)
Vì sao trái cây tại Nhật Bản lại có giá cao ngất ngưỡng?
Home > TIN TỨC > Tin tức sự kiện>
 Vì sao trái cây tại Nhật Bản lại có giá cao ngất ngưỡng?

Trái cây được trồng tại Nhật Bản từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới về sự cầu kỳ và đắt đỏ của mình. Vậy yếu tố nào đã khiến cho nó trở thành một mặt hàng xa xỉ đến như vậy?

trái cây NB
Bên trong một cửa hàng trái cây xa xỉ tại Nhật Bản. Ảnh: CNN

Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Soyeon Shim đến từ Viện Đại học Wisconsin-Madison (Hoa Kỳ) cho biết: “Trái cây từ lâu đã được đối xử khác biệt trong văn hóa châu Á và trong xã hội Nhật nó còn được đối xử đặc biệt hơn; việc mua và tiêu thụ trái cây ở đây gắn liền với các hoạt động xã hội và văn hóa”.

Trên khắp đất nước Nhật Bản, các sản phẩm như nho Ruby Roman, dưa hấu hình trái tim, dâu tây Bijin-hime... thường được bán với giá hàng chục ngàn USD trong các phiên đấu giá. Như năm 2016, một cặp dưa vàng (cantaloupe) cao cấp Hokkaido đã được bán với mức giá kỷ lục là 27.240 USD (3 triệu yên).

Vì sao trái cây tại đây lại có giá cao khủng khiếp đến vậy? Tiến sĩ Shim giải thích: “Nó không chỉ là một phần trong chế độ ăn kiêng của người Nhật, mà quan trọng hơn trái cây được coi là một mặt hàng xa xỉ, đóng vai trò là một món quà cao quý trong các nghi lễ cũng như trong văn hóa tặng quà của người dân đất nước Mặt trời mọc”.

Quá trình trồng trọt

Tại Nhật, việc tạo ra các sản phẩm cao cấp thường đòi hỏi phải có kỹ thuật tỉ mỉ, sử dụng nhiều lao động do người nông dân tự nghiên cứu và phát triển.

Người tạo ra những quả dâu tây đắt tiền Bijin-hime (công chúa xinh đẹp) ông Okuda Nichio cho biết: “Thật khó để nhận ra hình dáng của những quả dâu tây này. Đôi khi nhìn nó trông giống như những quả bóng hình cầu”.

Người đàn ông đã mất 15 năm để đạt được trình độ tạo ra những loại quả hoàn hảo này tuy không cho biết chi tiết quy trình và phương pháp tạo ra Bijin-hime, nhưng ông tiết lộ là mình đã mất đến 45 ngày để tạo ra nó từ trang trại ở quận Gifu.

Với những quả dâu tây cỡ lớn nhất, ông chỉ sản xuất khoảng 500 quả mỗi năm và chúng thường được bán với giá hơn 500.000 yên (4.395 USD) mỗi quả.

170306162626-japan-designer-fruit-bijin-hime-exlar
Một quả dâu tây Bijin-hime to bằng quả bóng tennis thường có giá đến 4.395 USD. Ảnh: CNN

Trong khi đó, Rarity là một chiến thuật thường được sử dụng bởi các nhà sản xuất nho “Ruby Roman” của Nhật Bản, những người chỉ cung cấp 2.400 chùm nho với những quả lớn, màu đỏ mỗi năm.

Ông Hirano Keisuke, phát ngôn viên của hãng Ruby Roman, cho biết nho đã được trồng để lấp đầy khoảng trống trong thị trường trái cây sang trọng của Nhật.

Được bán ra lần đầu tiên vào năm 2008, đến ngày hôm nay, mỗi quả nho Ruby Roman có thể được bán với giá hơn 100.000 yên (880 USD). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp giá của nó có thể cao hơn nhiều.

Vào năm ngoái, một siêu thị đã chi ra đến 1,1 triệu yên (9.700 USD) cho một chùm Ruby Roman có 30 quả trong phiên đấu giá ở phía Tây Nam Nhật Bản. Như vậy, tính ra mỗi quả nho có giá hơn 320 USD.

Quà tặng của sự hoàn hảo

Trong nhiều nền văn hóa của phương Tây, táo và cam thường được nhắc đến nhờ vào giá trị dinh dưỡng của chúng. Ngược lại, người Nhật lại nhìn trái cây theo một hướng khác hẳn, đó là dựa vào yếu tố tinh thần, nơi họ thường xuyên dâng trái cây lên cho các vị thần tại các miếu, đền, chùa...

 

Chính vì lý do này, trái cây cao cấp từ lâu đã được xem như một biểu tượng của sự tôn trọng và lòng tôn kính của người dân đối với các bậc thần linh.

trái cây NB nho
Giống như tên gọi của mình, mỗi quả nho Ruby Roman như là một viên ngọc quý. Ảnh: CNN

Ngoài yếu tố tâm linh, Tiến sĩ Shim, người đã có những nghiên cứu sâu rộng về thị trường trái cây xa xỉ Nhật Bản, cho biết thêm: “Mọi người mua những loại trái cây đắt tiền này và thông qua nó để chứng tỏ tấm lòng của mình đối với người nhận, nhất là vào những dịp đặc biệt hoặc tặng cho những người có vai vế trong xã hội, như ông chủ của họ chẳng hạn”.

Còn Giáo sư Ken Gehrt đến từ Đại học San Jose State, bang California (Hoa Kỳ) thì thông tin, những loại trái cây này có tầm quan trọng đặc biệt trong mùa lễ tặng quà Ochugen và Oseibo, khi mà quà tặng được xem như là một sự tôn trọng.

“Hoa quả tốt (sang trọng) được đưa ra như là một phần của quá trình tạo ra các mối quan hệ tinh vi ở Nhật Bản”, Giáo sư Gehrt nói.

Lộng lẫy trong cách trưng bày

Tại Nhật, những quả dâu tây như Bijin-hime thường được đựng trong các hộp chứa giống hộp đồ trang sức, trong khi dưa thì được gói riêng và được bày trong những hộp gỗ được trang trí hoa văn cầu kỳ.

Giải thích về điều này, Giáo sư Gehrt nói: “Người Nhật nói rằng, họ ăn bằng đôi mắt của họ. Vì vậy, dễ hiểu vì sao những loại trái cây cao cấp này đều được đóng gói và trình bày cực đẹp mắt và đáng yêu mỗi lần xuất hiện”.

trái cây NB dưa hấu
Bất kể kích thước hay hình dáng thế nào, những loại quả xa xỉ này luôn được đóng gói cẩn thận. Ảnh: CNN

Cecilia Smith Fujishima, giảng viên Đại học Shirayuri, Tokyo giải thích: “Theo một số cách thì nó giống như chocolate cao cấp, nhưng khi tặng nó như một món quà thì bạn đã truyền tải được thiện ý và sự tôn trọng với người nhận”.

Mặc dù không phải tất cả người tiêu dùng Nhật Bản đều mua trái cây đắt tiền để tặng, nhưng nhiều người họ vẫn đánh giá cao hương vị đã được tạo ra từ những loại quả xa xỉ này.

Nhưng, trong khi nhiều người Nhật tôn sùng hương vị đặc biệt của những loại trái cây này thì cô Smith Fujishima lại nói rằng, nó thường quá ngọt so với những loại quả cùng loại ở Úc và phương Tây.

Cô cho biết, có thể nhận thức của người dân đã bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện và trình bày quá hào nhoáng, lộng lẫy của nó. Ngoài ra, hình dáng hấp dẫn, lạ mắt cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều người tôn sùng những loại quả xa xỉ này.

Hà Lý (Theo CNN)



    Các Tin khác
  + Tokori Japanese BBQ - Nơi thưởng thức đại tiệc lẩu nướng chuẩn Nhật (28/07/2022)
  + Nghịch lý ở Nhật: nhà hàng càng ngon thì đầu bếp mới là thượng đế chứ không phải khách hàng (10/10/2017)
  + Sự khác nhau giữa rượu sake và shochu Nhật Bản (05/10/2017)
  + Văn hóa cơm hộp Bento của người Nhật Bản (01/09/2017)
  + Mùa thu và những món ăn ở Nhật (25/08/2017)
  + Xoài, dâu tây, nhót Nhật Bản giá cao ngất ngưởng vẫn không có để bán (26/07/2017)
  + Lễ Hội Tanabata – Ngày Lễ Thất Tịch Ở Nhật Bản (07/07/2017)
  + Bí quyết sống thọ của người Nhật là uống thứ nước này mỗi ngày (03/07/2017)
  + Công nghệ đánh bắt cá ngừ Nhật Bản (07/06/2017)
  + Nghệ thuật chứng minh không có gì là không thể thu nhỏ (30/05/2017)
  + Độc đáo các món ăn từ hoa anh đào của Nhật Bản (24/05/2017)
  + Ý nghĩa Kỷ niệm ngày cưới qua các năm (22/05/2017)
  + 10 gia vị cơ bản để nấu món ăn Nhật Bản. (22/05/2017)
  + Tempura (Món chiên xù) (18/05/2017)
  + Những nguyên tắc trên bàn ăn của người Nhật (17/05/2017)
  + Chim Hạc – biểu tượng văn hóa Nhật Bản (16/05/2017)
  + CHAWANMUSHI – MÓN TRỨNG HẤP “KÌ DIỆU” CỦA NGƯỜI NHẬT (15/05/2017)
  + Tảo bẹ Nhật Bản kombu - Vị ngọt tự nhiên (12/05/2017)
  + Dorayaki - khám phá hương vị bánh rán khác biệt đến từ Nhật Bản! (28/04/2017)
  + Người Nhật nghỉ lễ vào những ngày nào trong năm? (28/04/2017)

 

TOKORI

CN 1:  105 Ngô Quyền, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
CN 2: 577 Nguyễn Thị Thập, Quận 7, TP Hồ Chí Minh

TELEPHONE: 0888.000.105/0888.000.106 - EMAIL: info@tokori.vn

GIỜ MỞ CỬA : MỌI NGÀY TRONG TUẦN TỪ 17:00 PM - 22:00 PM

 

 

Thanh toan
Hotline/Zalo
0888.000.105
© Copyright 2007 - 2024 All rights reserved.   Thiết kế website Đang Online: 2 Hôm nay: 1 Trong tuần: 151 Trong tháng: 523    Tổng: 353629